Quá trình thụ thai trong
Chúng tôi cần các bạn phân biệt rõ quá trình thụ thai ngoài và thụ thai trong! Bởi vì ngoài hay trong ở đây là tử cung của người phụ nữ. Quá trình thụ thai ngoài được diễn ra ở đường ống dẫn trứng,thậm chí có thể là bên ngoài đường sinh dục trong trường hợp người phụ nữ vị chứng viêm vùng chậu. Khi thụ thai ngoài thai sẽ không thể giữ được và gây nguy hiểm cho các mẹ! Cần phải đến bác sĩ để có biện pháp nhanh nhất.
Quá trình thụ thai trong sẽ diễn ra như sau : Được tính từ khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử cho tới lúc phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh khoảng 3-4 ngày, trứng đã thụ tinh, tức hợp tử bắt đầu di chuyển dần vào tử cung tìm chỗ làm tổ và phân bào 3 lần trên đường đi. Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Và tại đây điều thiêng liêng với mỗi người mẹ chúng ta bắt đầu hình thành nhé! Vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi mang thai em bé nằm ở đâu rồi chứ? em bé nằm ở dạ con đấy các mẹ!
Thai nhi hình thành và phát triển trong tử cung |
Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2
Thay đổi về vòng eo
Sang đến giai đoạn mang thai thứ 2, tử cung sẽ ngày một to ra để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.Trước đó, nó được bảo vệ bên trong khoang chậu nhưng giờ đây đã quá lớn nên cần được nâng ra ngoài. Khiến cho bụng của mẹ bầu ngày một to lên rõ rệt
Ở giai đoạn này thì việc nhìn thấy bụng mình lớn bao nhiêu sẽ không thể giải thích được em bé bên trong phát triển hay khỏe mạnh bao nhiêu. Để biết rõ em bé phát triển ra sao các mẹ cần đến các trung tâm y tế để siêu âm kiểm tra nhịp tim của bé nhé!
Thay đổi về mặt thể chất
+) Kích thước và vóc dáng của bạn sẽ thay đổi trong giai đoạn này. Hình dáng mang bầu của mỗi phụ nữ đều rất khác nhau. Thông tường các mẹ bầu gầy sẽ nhận thấy mình tăng cân rõ rệt, với các mẹ bầu mập hơn một chút sẽ khó cảm nhận được điều này!
+)Mẹ bầu hãy sẵn sàng cho những cơn co thắt (có tên khoa học là Braxton Hicks) bắt đầu từ khoảng tuần 26 trở đi. Đó là những cơn co dạ con không đau để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sau này và tăng cường việc lưu thông máu. Nên các mẹ bầu mang thai lần đầu không nên quá lo lắng nhé! vì đó hoàn toàn là những biểu hiện bình thường của giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ 2.
+)Chứng nghẹt mũi bắt đầu xuất hiện có thể sẽ tiếp tục làm mẹ bầu khó chịu thêm nhiều ngày nữa. chị em nên hạn chế ở những nơi có độ ẩm thấp, hay những nơi phải sử dụng điều hòa. Để một chậu nước nhỏ, hoặc dùng máy làm ẩm trong phòng có thể sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn.
+)Chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt quý hai. Hầu hết bà bầu thấy trọng lượng của mình vẫn ổn định trong quý đầu tiên, hoặc thậm chí tuột xuống do bị ốm nghén. Đừng quá lo lắng nếu mẹ tăng cân nhanh, tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến những vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ. Và mẹ cần đến trung tâm y tế để nhận được sự tư vấn của bác sĩ nhé!
Những thay đổi về mặt cảm xúc
+) Giảm trí nhớ là biểu hiện mà hầu hết mẹ bầu gặp phải. trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 các mẹ bầu sẽ có nhiều lúc cảm thấy trí nhớ bị giảm sút, nhưng các mẹ đừng quá căng thẳng đây là những biểu hiện hết sức bình thường khi mang bầu. Mẹ hãy cố gắng tránh làm nhiều việc cùng một lúc,để cho mình những không gian thư giãn riêng cho giúp cho con phát triển tốt hơn.
+) Chị em sẽ cảm giác bồn chồn lo lắng,nhất là với những mẹ mang bầu lần đầu.Đừng quá lo lắng các mẹ hãy thư giãn,làm việc và nghỉ ngơi hợp lý,luôn vui vẻ tươi cười.Vì tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của thai nhi và bé yêu sau khi chào đời.
tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi |
Những lời khuyên cho mẹ trong giai đoạn mang thai thứ 2
+)Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Thông thường, bạn sẽ được cân trọng lượng, đo vòng eo, đo huyết áp, và kiểm tra nước tiểu mỗi lần khám. Các mẹ bầu nên đi khám định kỳ 4 tuần một lần nhé!
+)Các mẹ cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý. Thật ra,không phải là ăn cho hai người như chúng ta vẫn nghĩ đâu, chỉ cần thực sự tốt cho mẹ thôi. Phải đảm bảo bữa ăn của bạn giàu carbohydrate và protein, sắt và canxi. Bởi vì tất cả những món mẹ ăn vào cuối cùng sẽ đến thai nhi và giúp bé phát triển đó!
+)Chuẩn bị tâm lý thật tốt để tăng cân trong suốt giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Hầu hết bà bầu thấy cân nặng của mình vẫn ổn định trong giai đoạn đầu tiên, hoặc thậm chí tut xuống do bị ốm nghén. Đừng quá lo lắng nếu bạn tăng cân nhanh, tuy nhiên, mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến một số vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ.
----------------------------------------------
Các bạn đang theo dõi bài viết mang thai em bé nằm ở đâu? Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên các mẹ sẽ có thêm hành trang để chuẩn bị cho quá trình mang bầu của mình nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét